Ga Hà Nội là nhà ga đường sắt chính của Hà Nội được khánh thành vào năm 1902 - cùng năm với chiếc cầu Long Biên lịch sử.
Ga Hà Nội là một trong những địa danh từng chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của Thủ đô hào hoa và kiêu hãnh. Đặc biệt nơi đây đã từng diễn ra một trong những trận đánh lớn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc vĩ đại của dân tộc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trải qua 2 thế kỷ, ngày nay khi bước chân đến Ga Hà Nội, hành khách sẽ thấy một nhà ga hiện đại, văn minh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ga Hà Nội đã nâng cấp hệ thống phòng đợi tàu, phòng đợi khách liên vận quốc tế khang trang, lịch sự, cơ sở hạ tầng,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tầng một nhà ga Hà Nội là nơi bán vé và là phòng khách chờ ra tàu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những năm gần đây, nhà ga Hà Nội nói chung và phòng bán vé, phòng khách đã được đầu tư khang trang, với bảng chỉ dẫn điện tử, internet không dây, hệ thống điều hòa nhiệt độ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hệ thống quản lý đặt chỗ bán vé tự động ngày càng phát huy hiệu quả, đặc biệt trong công tác bán vé. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hệ thống thang cuốn tự động đưa hành khách đi lên tầng 2. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Vào năm 2014, ga Hà Nội đã được đầu tư hệ thống mái che mới, giúp hành khách không còn phải lo cảnh dầm mưa, dãi nắng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại ga Hà Nội, hành khách có thể làm thủ tục mua vé tàu hỏa đi các tuyến trong nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phía đường Lê Duẩn là khu A, chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất. Phía sau khu A là khu B nằm trên phố Trần Quý Cáp (đoạn gần ngã ba Nguyễn Khuyến - Trần Quý Cáp). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hàng ngày, ga phục vụ hàng nghìn lượt khác, quầy bán vé luôn có đông người xếp hàng. Đặc biệt, ga thường đông đột biến vào các dịp nghỉ lễ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong khi người Hà Nội và cả những du khách nước ngoài đều biết tới cầu Long Biên như là một chứng tích lịch sử, văn hóa quý giá và độc đáo của riêng Hà Nội thì tiếc thay, ga Hà Nội lại ít được nhắc tới, hoặc chỉ được biết tới như một nhà ga bình thường của ngành đường sắt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khu vực bán vé được cải tạo nâng cấp sao cho hài hoà giữa kiến trúc cổ điển và hiện đại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại ga Hà Nội, hành khách có thể dễ dàng nhanh chóng mua vé. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tầng 2 và 3 là phòng chờ của khách và khu văn phòng của ga Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hệ thống bảng điện tử hướng dẫn và máy bán nước tự động cũng được trang bị để phục vụ hành khách. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những năm gần đây, ga Hà Nội liên tục được cải tạo, nâng cấp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một phòng chờ VIP trên tầng 2 nhằm phục vụ các hành khách đi tàu lên Lào Cai. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ga Hà Nội nhộn nhịp nhất vào ban đêm, từ khoảng 3h-6h sáng, trong khi các tuyến từ miền Nam về ga nhiều vào ban ngày. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhân viên nhà ga đang gắn các bảng chỉ dẫn giờ tàu đến và đi cũng như vị trí tàu về. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ga Hà Nội cũng mới đưa vào sử dụng hệ thống soát vé tự động. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đoàn tiếp viên phục vụ hành khách ngày một chuyên nghiệp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhà ga cũng chuẩn bị sẵn xe đẩy cho hành khách sử dụng miễn phí. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)