Bác Hồ trên chuyến tàu từ Hải Phòng về Hà Nội ngày 21/10/1946.
Đoàn tàu đầu tiên trên đất Đông Dương từ Sài Gòn đi Chợ Lớn ngày 27/12/1881.
Ga Sài Gòn xây dựng năm 1881.
Đầu máy 220 T số 7 kéo đoàn tàu chạy tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho năm 1885.
Cầu Hàm Rồng trên tuyến đường sắt xuyên Việt xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1904.
Một xưởng máy của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm năm đầu đi vào hoạt động (1905).
Trong đại sảnh Ga Hà Nội trước năm 1927.
Ga Hà Nội trước năm 1927 (mặt trước).
Ga Hà Nội trước năm 1927 (mặt sau).
Nhà máy xe lửa Trường Thi trong thời kỳ xây dựng trước năm 1927.
Lao động khổ sai xây dựng mố cầu phía nam km 1228+912 khi gian Đèo Cả trên tuyến
đường sắt Hà Nội - Sài Gòn.
Ga Quy Nhơn năm 1932.
Những đoàn tàu Nam tiến (1945-1946) chở bộ đội từ miền Bắc vào Nam chiến đấu.
Ngày 31/12/1955, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện Nguyễn Văn Trân cắt băng
khánh thành đoạn đường sắt Hà Nội - Nam Định.
Ngày 18/12/1964, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị và lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Tổng
cục Đường sắt cắt băng khánh thành đầu máy "Tự Lực" mang tên Nguyễn Văn Trỗi do Cán bộ
công nhân Nhà máy Xe lửa Gia Lâm chế tạo.
Tổ lái máy Thanh niên 402 - tập thể Anh hùng Lao động, lập nhiều thành tích về chạy tàu an
toàn, tiết kiệm nhiên liệu.
Do những thành tích xuất sắc, đặc biệt là kỷ lục kéo tàu vượt tải, tài xế Lý Văn Du được Nhà
nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1964.
Tự vệ Đường sắt mít tinh hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch "Không có gì quý hơn Độc
lập Tự do", quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ trên mặt trận giao thông vận tải năm 1965.
Phần lớn các nhà ga trên Đường sắt phía Nam (Thanh Hóa - Vinh) bị bom đạn giặc Mỹ tàn
phá nặng nề.
Thanh niên xung phong đường sắt phía Nam đang làm nhiệm vụ phá bom Mỹ.
Một trong những chiếc cầu tạm tại khu vực Đò Lèn thực hiện phương châm: "Địch đánh phá
cầu này ta đi cầu khác".
Cầu Hàm Rồng bị sập ngày 8/11/1972 sau hàng trăm trận đánh phá ác liệt của giặc Mỹ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (phải) sau trận máy bay Mỹ đánh phá Ga Hà Nội tháng 12/1972.
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Dương Bạch Liên thăm công trường Bà Rén trên tuyến
đường sắt Thống Nhất năm 1975
Đại đội 4 pháo cao xạ Sông Gianh san lấp hố bom trên đường sắt Tiên An - Minh Cầm tháng
3 năm 1976.
Học sinh, sinh viên và nhân dân Thành phố Huế tham gia ngày lao động Xã hội Chủ nghĩa
góp phần khôi phục đường sắt Thống Nhất (2/1976).
Lao cầu Tiên An (qua sông Hiền Lương) trên đường sắt Thống Nhất.
Lao lắp cầu Chợ Thượng qua sông La trên công trường đường sắt Thống Nhất 1976.
Công nhân Nhà máy Xe lửa Dĩ An khôi phục sản xuất, phục vụ khai thông tuyến đường sắt
Bắc Nam (5/176).
Binh đoàn Trường Sơn tham gia lắp đặt đường sắt Thống Nhất (9/1976).
Khôi phục thông tin tín hiệu phục vụ thông xe tuyến đường sắt Bắc Nam.
Cơ giới hóa việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng Ga Hà Nội.
Khảo sát đường sắt đoạn đèo Khe Nét.
Lễ thông xe đoạn đường sắt Quảng Ngãi - Đà Nẵng (2/12/1976).
Đoàn tàu khánh thành tuyến Đường sắt Thống Nhất xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh
đến Ga Hà Nội ngày 4/1/1977.
Đoàn tàu khánh thành tuyến Đường sắt Thống Nhất xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến Thành
phố Hồ Chí Minh ngày 4/1/1977.
Cắt băng công trình chạy tàu Bắc Nam hành trình 42 giờ (19/5/1991).